logo2

banner

Cơ thể cần năng lượng để thực hiện nhiều hoạt động khác nhau như năng lượng cho chuyển hóa cơ bản (để duy trì các hoạt động sống của cơ thể như tuần hoàn, hô hấp, bài tiết, duy trì thân nhiệt), năng lượng cho hoạt động thể lực. Thực phẩm là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể, trong đó chất đạm, chất béo và chất đường bột trong thực phẩm là những chất sinh năng lượng.

Cung cấp năng lượng không đủ trong một thời gian dài sẽ dẫn đến hiện tượng suy dinh dưỡng. Trong khi đó, cung cấp năng lượng vượt quá nhu cầu kéo dài sẽ dẫn đến tích lũy năng lượng thừa dưới dạng mỡ, dẫn đến tình trạng thừa cân và béo phì cùng những hậu quả về bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường…

Đối với trẻ em tiểu học, nhu cầu năng lượng khuyến nghị được tính dựa theo Bảng nhu cầu năng lượng khuyến nghị cho người Việt Nam năm 2016:

Nguồn: bữa ăn dinh dưỡng (http://buaanhocduong.com.vn/)

 

Suckhoedoisong.vn - Mẹ đang tìm kiếm một sản phẩm giúp con yêu ăn ngon miệng, phát triển toàn diện mà không gây tăng cân ảo nhưng chưa biết dựa vào các tiêu chí nào để lựa chọn?

Biếng ăn - vòng luẩn quẩn của bệnh tật

Biếng ăn là nỗi lo muôn thuở của các ông bố bà mẹ. Con càng gầy, mẹ càng sốt ruột, hết “dụ dỗ” bằng cách ăn rong, sử dụng smartphone, tivi đến quát nạt, la mắng nhưng đều phản tác dụng.

Thực tế, theo PGS Lê Thị Bạch Mai - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, biếng ăn là tình trạng rất phổ biến khiến các bậc phụ huynh đưa trẻ đến khám tại các Trung tâm Dinh dưỡng. Khi trẻ biếng ăn nghĩa là con ăn không ngon miệng, như vậy sẽ không tiếp nhận đủ lượng thức ăn cần thiết dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng, không đáp ứng đủ nhu cầu tăng trưởng và phát triển.

“Tình trạng này kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến cân nặng, chiều cao, não bộ mà còn tác động đến sức khỏe hệ miễn dịch. Trẻ biếng ăn lại càng ốm - mà càng ốm càng biếng ăn, vô tình tạo thành một vòng luẩn quẩn rất khó tháo gỡ” - PGS Mai cho biết.

Biếng ăn tạo ra vòng luẩn quẩn bệnh tật ở trẻ (Ảnh minh họa)

Để cải thiện tình trạng biếng ăn, theo PGS.TS.BS Nguyễn Thị Việt Hà - Trưởng khoa tiêu hóa, Bệnh viện Nhi Trung ương, trước hết các bác sĩ sẽ cùng bố mẹ nên tìm hiểu kỹ nguyên nhân. Nếu biếng ăn do bệnh lý thì trước tiên phải giải quyết các vấn đề này, song song đó là kết hợp cùng chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng khẩu phần dinh dưỡng hợp lý, vừa dễ tiêu hóa, dễ hấp thu lại đảm bảo cung cấp đủ năng lượng để trẻ phục hồi.

Trong trường hợp biếng ăn do sai lầm trong cách nuôi dưỡng, thói quen ăn uống, bác sĩ sẽ căn cứ vào khẩu phần dinh dưỡng bố mẹ cung cấp cho con để tư vấn điều chỉnh tỷ lệ chất đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất phù hợp với mỗi độ tuổi khác nhau.

Đồng thời, đưa ra những lời khuyên giúp bố mẹ thay đổi thói quen một cách linh hoạt, khoa học; chấp nhận - hài lòng với sự tăng cân cũng như thực phẩm mà con mình lựa chọn, không nên quá kỳ vọng, chỉ chăm chăm chú ý vào cân nặng của con mình mà quên đi các yếu tố quan trọng khác.

“Nôn nóng” tìm giải pháp trị biếng ăn cho con: Dục tốc bất đạt

Khi trẻ đã biếng ăn lâu ngày, ngoài việc có các phương pháp phù hợp như đưa trẻ đi khám để sửa đổi thói quen ăn uống của trẻ thì bổ sung thêm sản phẩm giúp hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện vị giác cũng như tăng cường miễn dịch cho trẻ là điều cần thiết, giúp quá trình điều trị biếng ăn được thuận lợi.

Song các bậc phụ huynh không nên nôn nóng mà lựa chọn các sản phẩm chứa hoạt chất cyproheptadin, corticoid, vì có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ.

Trong đó, cyproheptadin là loại thuốc được cho trẻ sử dụng nhiều nhất. Thực chất, đây là thuốc kháng histamin chống dị ứng, có thêm tác dụng kích thích cảm giác đói, sự thèm ăn, nhưng điều này chỉ là tạm thời, khi ngưng thuốc trẻ sẽ chán ăn và sụt cân trở lại. Khi sử dụng các thuốc có chứa cyproheptadine kéo dài, trẻ dễ có biểu hiện như buồn ngủ, ngủ gà gật, lơ mơ, khô miệng, táo bón, ức chế thần kinh trung ương, ảnh hưởng đến sự phát triển trí não.

Các sản phẩm hỗ trợ đẩy lùi chứng biếng ăn chứa hoạt chất cyproheptadin, corticoid… khiến trẻ thèm ăn, có hiện tượng tăng cân “cấp tốc” nhưng thực tế đây là những tác dụng phụ của thuốc, về lâu dài có thể gây nguy hại cho sức khỏe. (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, một số chế phẩm trị biếng ăn, thuốc đông y không rõ nguồn gốc cũng chứa nhóm chất corticoid. Khi cho trẻ dùng thuốc này kéo dài sẽ có cảm giác béo ra, tăng cân với khuôn mặt tròn như mặt trăng. Điều này đánh trúng tâm lý muốn tăng cân nhanh của các mẹ, nhưng đây chỉ là sự tăng cân giả tạo. Không chỉ vậy, corticoid còn gây nhiều tác dụng phụ như loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, ảnh hưởng chức năng thượng thận, còi xương, loãng xương...

Chính vì vậy điều đầu tiên khi lựa chọn các sản phẩm bổ sung dưỡng chất, giúp con ăn ngon miệng, cha mẹ cần hết sức tỉnh táo, xem xét kỹ thành phần. Đồng thời, nên tìm hiểu nhu cầu mỗi giai đoạn của trẻ, chế độ ăn của bé đáp ứng được bao nhiêu so với nhu cầu và nên lựa chọn sản phẩm có thương hiệu, uy tín, khoa học.

Cha mẹ cần lựa chọn gì để giúp con phát triển toàn diện?

Giúp trẻ phát triển toàn diện nghĩa là phải làm sao để trẻ luôn ăn ngon, tiêu hóa khỏe, sức đề kháng tốt và ngày càng cao lớn, thông minh hơn. Những dưỡng chất nhất thiết có trong sản phẩm để đảm bảo được các yếu tố sau:

Dưỡng chất kích thích ăn ngon: Để làm tốt nhất nhiệm vụ này cần phải có L-Lysine, các vitamin nhóm B (B1, B2, B6, B12), kẽm có tác dụng hỗ trợ tăng cường sự chuyển hóa tạo năng lượng cho cơ thể, kích thích sự thèm ăn của trẻ và gia tăng chuyển hóa tối đa chất dinh dưỡng.

Dưỡng chất kích thích tăng cường sự chuyển hóa tạo năng lượng : Đây là chức năng rất cần thiết trong quá trình giúp bé ăn ngon bởi nếu tiêu hóa không tốt, trẻ sẽ đầy bụng, khó tiêu, biếng ăn. Tuy nhiên, hiện phần lớn các sản phẩm đại trà trên thị trường lại mới chỉ tập trung “bổ sung một số vi chất cần thiết” mà không biết rằng để góp phần kích thích trẻ ăn ngon thực sự thì điều cần đặc biệt coi trọng là phải “tăng cường chức năng tiêu hóa”.

Vì vậy, khi lựa chọn sản phẩm mẹ cần nhớ các thành phần như vitamin nhóm B (B1, B3, B7, B12), vitamin A (mặc dù không trực tiếp tham gia vào quá trình tiêu hóa, nhưng một số bệnh về đường tiêu hóa có thể khiến trẻ dễ bị thiếu vitamin A), và magie vừa phát triển thể lực, hoạt động cơ bắp dẻo dai, đồng thời điều hòa nhu động ruột hỗ trợ giảm tình trạng táo bón ở trẻ.

Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất để mỗi bữa ăn không còn là “cuộc chiến” (Ảnh minh họa)

Dưỡng chất giúp “gia cố” hệ miễn dịch: Ngoài kích thích trẻ ăn ngon, tăng cường tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất, sản phẩm hỗ trợ trị biếng ăn còn cần có các vi chất dinh dưỡng giúp nâng cao sức đề kháng cho trẻ như vitamin C, vitamin E, vitamin D3. Các thành phần này sẽ hỗ trợ cơ thể trẻ chống lại các tác nhận gây bệnh, nhanh chóng phục hồi, đẩy lùi bệnh tật, từ đó mới ăn ngon miệng hơn, phát triển tốt.

Dưỡng chất kích thích tăng trưởng tự nhiên, phát triển trí não ở trẻ: Để làm được điều này, sản phẩm không thể thiếu Axit folic - đây là vi chất hỗ trợ tạo ra các tế bào hồng cầu mới, kết hợp với sắt vừa ngăn ngừa thiếu máu vừa kích thích phát triển đầy đủ hệ thần kinh, từ đó giúp giảm nguy cơ trẻ chậm phát triển ngôn ngữ.

Song song đó, các dưỡng chất Mangan còn bổ trợ thêm các tác dụng hỗ trợ cải thiện mật độ xương, đẩy nhanh quá trình hấp thụ thức ăn, I-ốt cần thiết cho quá trình tổng hợp hoormon tuyến giáp hỗ trợ phòng ngừa bướu cổ, trẻ thông minh, sáng dạ hơn.

Việc kết hợp các vi chất dinh dưỡng cần thiết mặc dù có tác dụng chậm hơn việc tăng cân “siêu tốc” nhưng có hiệu quả bền vững, an toàn, giúp con yêu của mình phát triển một cách toàn diện. Trẻ không chỉ ăn ngon hơn và hấp thu tốt hơn mà còn phát triển cân đối chiều cao - thể chất - trí tuệ, không rơi vào tình trạng béo phì (với nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa như tiểu đường, mỡ máu khi còn trẻ), không gây tăng cân ảo hay dậy thì sớm.

Suckhoedoisong.vn - Dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung của người phụ nữ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản. Sự cân bằng của nội tiết tố có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố từ thực phẩm.

Đối với phụ nữ dinh dưỡng có thể giúp tăng chất lượng của trứng, kích thích trứng rụng, tăng khả năng trứng làm tổ, duy trì nồng độ hormone sinh dục nữ, tránh nguy cơ sảy thai.

Một chế độ ăn cân bằng sẽ giúp cho phụ nữ có cân nặng lý tưởng có chỉ số BMI từ 19 - 24 thì khả năng sinh sản tốt hơn vì hormon estrogen được sản sinh ra từ buồng trứng và tế bào mỡ. Hormon này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình rụng trứng. Nếu phụ nữ quá gầy việc sản sinh ra estrogen bị thiếu hụt, còn phụ nữ quá béo lại sản sinh quá nhiều hormon này. Sự thiếu hụt hoặc quá thừa hormon đều ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Ngoài ra, nhiều chất dinh dưỡng khác cũng ảnh hưởng đến cân bằng nội tiết và cải thiện chất lượng của trứng. Vậy những chất dinh dưỡng nào có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ?

sức khỏe sinh sản nữChế độ ăn uống cân bằng sẽ giúp cho phụ nữ có cân nặng lý tưởng và khả năng sinh sản tốt hơn.

Kẽm

Ở nữ giới kẽm có tác dụng thúc đẩy sự rụng trứng và khả năng thụ thai, hỗ trợ sản xuất hormon sinh dục. Kẽm có nhiều trong các loại thực phẩm: Hàu, sò, thịt bò, cừu, gà, lợn nạc, sữa, trứng, cá, tôm, cua… trong đó nhiều nhất là hàu.

Acid béo omega 3

Đóng vai trò quan trọng giúp kích thích các hormon trong cơ thể. Các acid béo omega-3 giúp loại bỏ u xơ tử cung cũng như ngăn ngừa ung thư tử cung. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất béo omega 3 thúc đẩy rụng trứng. DHA từ cá béo có thể làm tăng progesterone – một trong những hormon quan trọng nhất mà phụ nữ cần để duy trì sức khỏe thai nhi sau khi thụ thai. Acid béo omega-3 giúp lưu thông máu tốt hơn. Các acid béo thiết yếu như palmitoleic, linoleic, oleic và palmitic giúp giảm tình trạng khô âm đạo. Hơn thế nữa, acid béo từ thực vật còn làm giảm tình trạng bị chuột rút và đau bụng khi đến chu kỳ kinh nguyệt.

Để tăng khả năng thụ thai, bạn nên đảm bảo cung cấp khoảng 1.000 - 2.000 mg acid béo omega 3 trong chế độ dinh dưỡng của mình. Không những vậy, khi bổ sung đủ lượng omega 3 cần thiết trước khi mang thai sẽ giúp bé phát triển vượt trội cả trong và sau thai kỳ.

Acid béo omega-3 bao gồm 3 dạng: DHA (axit docosahexaenoic), ALA (axit alpha-linolenic) và EPA (axit eicosapentaenoic). Chúng có trong các loại thực phẩm sau: Cá nước lạnh (cá hồi tự nhiên, cá mòi, cá trích…); các loại dầu thực vật (dầu đậu nành, dầu hạt cải, hướng dương, dầu oliu…, quả óc chó, hạnh nhân, lạc vừng...; các sản phẩm từ đậu nành (đậu phụ, sữa đậu nành)…

Protein

Chế độ ăn đủ protein sẽ giúp nâng cao chất lượng trứng. Lòng trắng trứng, thịt gia cầm, cá và các loại đậu là những nguồn protein chất lượng cao bạn nên bổ sung vào thực đơn hằng ngày của gia đình.

Acid folic

Trong danh sách “ăn gì để dễ thụ thai” không thể thiếu các loại thực phẩm có chứa acid folic. Trong thời gian trước khi có ý định mang thai người vợ cần phải tiêu thụ 400 microgam acid folic mỗi ngày. Bổ sung đều đặn vi chất này trước 3 tháng thụ thai sẽ đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của hệ thần kinh cho bé, tránh dị tật nứt đốt sống và thai vô sọ.

Nguồn thực phẩm giàu axit folic: Trái cây họ cam quýt, ngũ cốc nguyên hạt và rau lá xanh như cải bó xôi, súp - lơ xanh, rau diếp, xà lách…

Vitamin B6

Giúp ngăn ngừa các triệu chứng thai nghén, trước khi thụ thai người phụ nữ cần hấp thụ khoảng 10mg vitamin B6 mỗi ngày.

Vitamin B6 có nhiều trong các loại thực phẩm như hạt hạnh nhân, hạt hướng dương và trong các loại trái cây quen thuộc miền nhiệt đới như cam và dâu tây, chuối…

Vai trò của dinh dưỡng Bổ sung rau, củ quả trong chế độ ăn còn giúp chống lão hóa.

Vitamin E

Là một trong những vitamin quan trọng nhất cho hoạt động của cơ thể, vitamin E cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh sản. Một chế độ ăn nghèo vitamin E có thể dẫn đến vô sinh, hơn nữa đây còn là thành phần chủ chốt giúp cải thiện chức năng và sức khỏe của tế bào. Vitamin E cũng là hợp chất thiết yếu được tìm thấy trong trứng. Ngoài việc bảo vệ màng tế bào chống lại tác hại của các gốc tự do, vitamin E cũng hoạt động như một chất chống oxy hóa hiệu quả giúp cải thiện chức năng miễn dịch.  Ngoài ra, vitamin E còn góp phần cải thiện khả năng tình dục, giúp noãn (trứng) phát triển tốt hơn.

Một chế độ ăn cân bằng sẽ giúp cho phụ nữ có cân nặng lý tưởng có chỉ số BMI từ 19 - 24 thì khả năng sinh sản tốt hơn vì hormone estrogen được sản sinh ra từ buồng trứng và tế bào mỡ…

Các loại thực phẩm giàu vitamin E: Mầm các loại hạt ngũ cốc, giá sống, một số loại rau, trong các hạt nhiều dầu như dầu mè, đậu phộng, đậu nành, hạt hướng dương, quả bơ…

Vitamin C

Một trong những vitamin phổ biến nhất có liên quan đến khả năng sinh sản là vitamin C. Vai trò của vitamin C giúp tăng cường tổng hợp hormon progesterone (một loại hormon giới tính giúp duy trì thai). Progesterone giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, củng cố thành tử cung, và giải tỏa căng thẳng lo âu. Progestone thường được chỉ định cho các trường hợp khó thụ thai hoặc khó giữ thai. Các nguồn vitamin C tự nhiên tốt cho cơ thể bao gồm các trái cây thuộc họ cam quýt, bông cải xanh, và ớt chuông xanh.

Các vitamin nhóm B

Cũng đã được chứng minh là làm tăng hàm lượng progesterone, và có tác dụng điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Nguồn thực phẩm giàu vitamin nhóm B là ngũ cốc, đậu đỗ, thịt, cá…

Magie

Người phụ nữ nào bị thiếu hụt magie trong cơ thể sẽ gặp khó khăn trong việc thụ thai. Bởi magie đóng vai trò quan trọng trong việc kích hoạt sản sinh các hormon sinh sản. Muốn bổ sung magie, bạn có thể lựa chọn việc ăn dứa, chuối mỗi ngày và các loại ngũ cốc nguyên hạt.

ThS.BS. Lê Thị Hải

Nguồn trên trang: http://viendinhduong.vn/

Hiện nay, tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt nam, có hình thái bệnh tật chuyển đổi từ các bệnh nhiễm trùng là chủ yếu sang các bệnh không lây truyền là chính. Theo thống kê gần đây cho thấy 75% số trường hợp tử vong ở Việt Nam là do các bệnh không lây nhiễm, trong đó đứng đầu là các bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư, loãng xương, gout … Các số liệu điều tra toàn quốc ở người trưởng thành cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp tăng gần gấp 2 lần sau 13 năm (từ 11,2% năm1992 lên 20,7% vào năm 2005); tỷ lệ thừa cân-béo phì tăng gấp 2 sau 5 năm (từ 3,5% năm 2000 lên 6,6% vào năm 2005); tỷ lệ đái tháo đường tăng gấp hơn 2 lần sau 10 năm (từ 2,7% năm 2002 lên 5,7% vào năm 2012). Ở các thành phố lớn, các tỷ lệ này còn cao hơn nhiều. Chế độ dinh dưỡng bất hợp lý là một yếu tố nguy cơ quan trọng hàng đầu dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng của phần lớn các bệnh mạn tính không lây này.

Dinh dưỡng hợp lý là nền tảng của sức khỏe và trí tuệ. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý đáp ứng đủ nhu cầu cơ thể trong các giai đoạn khác nhau của chu kỳ vòng đời sẽ tạo ra sự tăng trưởng và phát triển tối ưu cho thai nhi và trẻ nhỏ, cũng như phòng chống hữu hiệu với đa số bệnh tật để có một thể lực khỏe mạnh, sức khỏe tốt, năng suất lao động cao và chất lượng cuộc sống tốt cho mọi lứa tuổi. Bữa ăn gia đình chính vì vậy có vai trò vô cùng quan trọng và cần được đảm bảo cả về số lượng và chất lượng. Một bữa ăn cân đối cần có đủ 4 nhóm thực phẩm là nhóm bột đường (chủ yếu từ các loại ngũ cốc), nhóm chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu, đỗ...), nhóm chất béo (mỡ động vật, dầu thực vật), nhóm vitamin và khoáng chất (các loại rau, củ, quả...).

Đầu tiên phải kể đến là nhóm bột đường, đây là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể hoạt động. Trong bữa ăn của người Việt Nam thì gạo là lương thực được sử dụng nhiều nhất. Hiện nay trên thị trường thường bán các loại gạo trông rất trắng và đẹp mắt nhưng để được như vậy thì phải qua quá trình xay sát kỹ nên đã làm mất đi các chất dinh dưỡng cần thiết và có lợi cho sức khỏe như các vitamin nhóm B, nhất là vitamin B1, chất xơ… Gạo lứt là một ví dụ của gạo không bị xay sát kỹ, có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao hơn và đã được chứng minh có tác dụng hỗ trợ trong việc kiểm soát đường huyết, do đó hỗ trợ dự phòng và điều trị bệnh đái tháo đường. Ngoài ra, cũng nên ăn thay đổi các loại ngũ cốc khác (như khoai lang, khoai tây, ngô …) để làm đa dạng các loại thực phẩm, tăng cường lợi ích cho sức khỏe. Người Việt thường có thói quen ăn nhiều cơm, do đó làm cho tính cân đối của khẩu phần không được đảm bảo. Với người trưởng thành, năng lượng từ nhóm các chất bột đường chỉ nên chiếm 60-65% tổng năng lượng khẩu phần, phần còn lại do chất béo cung cấp (chiếm 20-25%) và chất đạm (chiếm 10-15%).

Nhóm chất đạm cung cấp các thành phần thiết yếu để xây dựng nên cơ thể, đảm bảo cơ thể tăng trưởng và duy trì nhiều hoạt động sống, tăng cường sức đề kháng của cơ thể chống lại bệnh tật. Cần ăn phối hợp cả thực phẩm giàu đạm động vật (như thịt, cá, trứng, sữa...) và đạm thực vật (từ các loại đậu, đỗ…). Các loại thịt đỏ (như thịt lợn, thịt bò …) có nhiều sắt giúp phòng chống thiếu máu thiếu sắt, đặc biệt quan trọng đối với trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và phụ nữ tuổi sinh đẻ. Tuy nhiên ăn nhiều thịt đỏ lại làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, ung thư, gout… do đó không nên ăn quá nhiều. Nên tăng cường ăn các loại thịt gia cầm (như gà, vịt, ngan, chim…) và nên ăn ít nhất 3 bữa cá mỗi tuần. Các loại cá nhỏ nấu nhừ ăn cả xương, tôm và tép ăn cả vỏ và cua là nguồn cung cấp canxi tốt cho cơ thể. Các loại hạt đậu, đỗ cũng là nguồn đạm thực vật tốt.

Nhóm chất béo (mỡ động vật và dầu thực vật) giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động và tăng trưởng, hỗ trợ hấp thu các vitamin tan trong dầu, mỡ như vitamin A, D, E, K. Mỡ động vật thường chứa nhiều chất béo bão hòa, khó hấp thu, vì thế nên sử dụng hạn chế. Mỡ cá và mỡ gia cầm lại có nhiều chất béo chưa bão hòa, đặc biệt là omega 3, omega 6, omega 9, rất có lợi cho sức khỏe. Các loại dầu thực vật cũng thường có nhiều chất béo chưa bão hòa nên có tác dụng tốt cho tim mạch và được khuyến khích tiêu thụ như dầu đậu nành, dầu mè, dầu hướng dương, dầu hạt cải… Nhưng cũng có một số loại dầu thực vật có chứa nhiều chất béo bão hòa (như dầu cọ) vì thế cũng không nên ăn nhiều. Không nên ăn quá nhiều các món xào, rán, nướng, mà nên tăng cường ăn các món luộc, hấp để giảm mất mát các chất dinh dưỡng và không làm biến đổi thực phẩm thành các chất có thể gây tác hại cho sức khỏe (vì các món luộc thì không bị tác động nhiều bởi nhiệt độ cao như các món xào, rán, nướng; hơn nữa lại hạn chế được việc sử dụng muối). Dầu, mỡ để rán chỉ lấy một lượng vừa đủ, dùng một lần rồi đổ bỏ, không dùng lại nhiều lần; hạn chế ăn đồ nướng vì làm tăng nguy cơ gây ung thư. Thực phẩm chế biên sẵn như mì ăn liền có nhiều chất béo chuyển hóa thể trans cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, vì thế nên hạn chế tiêu thụ.

Nhóm vitamin và khoáng chất (các loại rau, củ, quả...) cung cấp các yếu tố vi lượng cũng như các chất bảo vệ, giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng, chống lại bệnh tật ở mọi lứa tuổi. Các loại rau lá màu xanh sẫm và các loại rau và quả màu vàng, đỏ là nguồn cung cấp vitamin A giúp sáng mắt, tăng sức đề kháng, cung cấp chất sắt giúp chống thiếu máu thiếu sắt, đặc biệt giúp cho cơ thể trẻ em tăng trưởng và phát triển tốt. Bên cạnh đó rau, quả còn chứa nhiều chất xơ và các chất chống oxy hóa nên có tác dụng nâng cao sức khỏe và phòng chống các bệnh mạn tính không lây. Ăn ít rau và trái cây được cho là nguyên nhân của 1,7 triệu trường hợp tử vong, chiếm 2,8% tổng số trường hợp tử vong trên thế giới. Ăn ít rau và trái cây còn được ước tính là nguyên nhân của 19% số ung thư dạ dày ruột, 31% các bệnh thiếu máu tim cục bộ, và 11% số trường hợp đột quỵ. Số liệu từ các cuộc tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc trong giai đoạn 1989 – 2010 của Viện Dinh dưỡng cho thấy: mức tiêu thụ rau và trái cây trung bình là khoảng 250 g/người/ngày (đạt 62,5% nhu cầu khuyến nghị), trong đó chỉ có mức tiêu thụ quả chín tăng từ 2,2g/người/ngày lên 60,9g/người/ngày, trong khi mức tiêu thụ rau các loại không tăng và chỉ đạt 190g/người/ngày vào năm 2010. Điều tra năm 2009-2010 cho thấy có 80,4% số người trưởng thành ăn ít rau quả. Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo nên ăn ít nhất 400gam rau, quả mỗi ngày, có tác dụng phòng chống các bệnh mạn tính liên quan đến dinh dưỡng như các bệnh tim mạch, ung thư dạ dày và ung thư đại trực tràng. Trẻ em cũng cần được tập cho ăn rau với cách chế biến phù hợp. Những người thừa cân, béo phì, rối loạn đường huyết, đái tháo đường nên lưu ý hạn chế các loại quả chín ngọt và nhiều năng lượng như chuối, xoài, mít, vải …

Ăn thừa muối làm tăng nguy cơ tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, ung thư dạ dày, loãng xương, sỏi thận … Hiện nay đa số người dân đều ăn thừa muối từ 2 đến 3 lần so với nhu cầu khuyến nghị là 5 gam muối/ngày. Do vậy cần chú ý giảm các loại gia vị mặn chứa nhiều muối được cho vào trong quá trình nấu ăn; hạn chế ăn các món kho, rim, rang; hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều muối như giò, chả, xúc xích, thịt xông khói, mì ăn liền, bánh mì, bim bim, các món ăn rang muối, dưa cà muối, cá khô...; hạn chế chấm nước mắm, muối, bột canh, tốt nhất là khi ăn các loại nước chấm thì nên pha loãng, dùng thêm các gia vị khác như chanh, ớt, tỏi để tăng vị giác bù cho vị mặn bị bớt đi. Nên sử dụng muối và bột canh có iốt để phòng chống bướu cổ, thiểu năng trí tuệ và các rối loạn khác do thiếu iốt.

Mỗi lứa tuổi cần có những lưu ý riêng về chế độ ăn uống để đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng và phù hợp đặc điểm của từng nhóm đối tượng. Đối với trẻ nhỏ cần được chế biến thức ăn riêng phù hợp, đối với trẻ đã ăn chung đồ ăn của gia đình và người cao tuổi thì cần lưu ý chế biến các món ăn đủ dinh dưỡng và dễ nhai nuốt. Trẻ sau 6 tháng tuổi và người trưởng thành cần tiêu thụ sữa và các sản phấm của sữa phù hợp với lứa tuổi để nâng cao chất lượng dinh dưỡng khẩu phần, đặc biệt là khẩu phần đạm dễ hấp thu, khẩu phần canxi vốn rất thiếu trong chế độ ăn của người Việt, giúp trẻ tăng trưởng và phát triển bình thường; giúp người trưởng thành phòng chống loãng xương.

Uống đủ nước sạch hàng ngày (trung bình khoảng 1,5-2 lít) cũng cần thiết để có cơ thể khỏe mạnh, nhất là trong những ngày nắng nóng. Cần hạn chế và không lạm dụng rượu, bia. Điều tra toàn quốc ở người trưởng thành 25-64 tuổi của Viện Dinh dưỡng cho thấy nguy cơ mắc tăng huyết áp tăng gấp 1,6 lần ở nam giới uống trên 3 đơn vị rượu/ngày. Đối với nam giới nên uống không quá 2 đơn vị rượu (tương đương 2 cốc vại bia hoặc 2 chén 30ml rượu mạnh) hoặc nữ giới không nên quá 1 đơn vị rượu mỗi ngày.

Trong xã hội phát triển ngày nay ngày càng có nhiều các thực phẩm, món ăn chế biến sẵn với nhiều dầu, mỡ, đường, muối như các món ăn nhanh với khoai tây chiên, gà rán, pizza, sandwich …, nước ngọt có ga và không có ga, các loại bánh kẹo, xúc xích, thịt xông khói, giò, chả, bim bim… Các thực phẩm này ẩn chứa nhiều nguy cơ có hại cho sức khỏe (như béo phì, tăng huyết áp, rôi lọan đường huyết, các bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư ….) nếu tiêu thụ thường xuyên, nhưng vì tính tiện dụng và mới lạ cùng với sự quảng cáo, tiếp thị đầy cám dỗ đã cuốn hút không ít bộ phận dân cư, đặc biệt là trẻ nhỏ và giới trẻ tiêu thụ ngày càng nhiều. Điều này cần được các gia đình, các bậc phụ huynh quan tâm.

Mọi thực phẩm đều có những lợi ích và cả những tác dụng bất lợi, nhất là khi sử dụng quá nhiều. Do đó nên sử dụng hợp lý và đa dạng các loại thực phẩm trong từng món ăn và từng bữa ăn để có chế độ ăn hợp lý giàu dinh dưỡng và nâng cao sức khỏe. Bên cạnh đó cũng không quên đảm bảo an toàn vệ sinh trong lựa chọn, chế biến và bảo quản thực phẩm để có những bữa ăn an toàn cho gia đình bạn. Đảm bảo bữa ăn gia đình hợp lý và an toàn cho gia đình là cách tốt nhất để bảo vệ gia đình bạn chống lại bệnh tật và còn làm tăng thêm tình cảm, sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình khi hàng ngày cùng nhau quây quần bên mâm cơm gia đình có dinh dưỡng hợp lý, ngon, rẻ và an toàn.

TS.BS. Đỗ Thị Phương Hà - Viện Dinh dưỡng Quốc gia

 

 

Tin xem nhiều

Hè Vui 2019 rộn rã ngày ...

Ngày 10/6 vừa qua, chương trình Hè Vui 2019 của ...

"Em vẽ ước mơ cho em" ...

Đây là lần thứ 12 cuộc thi vẽ: "Em vẽ ước mơ cho ...

"Uống nước nhớ nguồn" ...

Chủ điểm tháng 12 "uống nước nhớ nguồn" hướng tới ...

10 tᴜyệt chiêᴜ dạy con ...

(theo nguồn báo Phụ nữ) “Đẻ con thì đaᴜ đớn, ...

3 Công Khai theo quy ...

3 Công Khai theo quy ...

4 loại thực phẩm có thể ...

THEO PHÁP LUẬT & BẠN ĐỌC Ai cũng mong ...

5 thói quen xấu khi đi ...

Nguồn và ảnh: Sohu, Kknews, Women's Health Ngoài ...

7 BỆNH DỄ MẮC KHI THỜI ...

(Nguồn từ trang https://medelab.vn/)Thời tiết ...

9 lỗi sai trong việc đi ...

THEO TRÍ THỨC TRẺ Đi bộ có thể cải thiện ...

  • Prev
  • Sách hay của em
Scroll to top